Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Kiến thức cơ bản về thiết bị xử lí khí nén (P2)

  Kiến thức cơ bản về thiết bị xử lí khí nén (P2)
Thiết bị xử lí khí nén trong công nghiệp
3.Bộ lọc không khí nén.


    Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về một số phương pháp xử lý khí nén trong các ngành công nghiệp thường dùng. Tuy vậy trong một số trường hợp nhất định như sử dụng các thiết bị khí nén  cầm tay hoặc một số hệ thống điều khiển đơn giản thì ta không nhất thiết phải xử lý khí nén như ở phần trước. Trong những trường hợp này ta sẽ sử dụng bộ lọc với các phần tử chính bao gồm van lọc, van điều chỉnh áp suất và van tra dầu.

3.1.Van lọc.

Van lọc khí nén


   Van lọc có nhiệm vụ tách các thành phần chất bẩn và hơi nước ra khỏi không khí nén.

   Nguyên lý hoạt động của van được mô tả như sau: Không khí nén từ máy nén khí đi vào van lọc, đi qua các cửa vào rồi đến các lá thép dạng xoắn tạo chuyển động xoáy cho dòng khí. Dòng khí xoáy này đi tiếp qua phần tử lọc (Filter) để rồi thoát ra ngoài. Phần hơi nước và bụi bẩn được lọc sẽ ngưng lại phía dưới và thoát ra ngoài thông qua cửa xả (Drain screw).
   Phần tử lọc thông thường có thể là vài dây kim loại, giấy thấm ướt… với kích cỡ các lỗ lọc từ 5-70 µm.Trong trường hợp hệ thống yêu cầu cao về chất lượng khí nén thì phần tử lọc sẽ thường được làm bằng các sợi thủy tinh với khả năng tách ẩm lên đến 99,9 %. Với những phần tử lọc như vậy thì dòng khí nén sẽ chuyển động từ trong ra ngoài như sau:

Phần tử lọc bằng sợi thủy tinh


3.2.Van điều chỉnh áp suất ( có cửa xả tràn)

Van điều chỉnh áp suất.


1- Khe thoát khí ra ngoài
2- Lò xo đặt áp suất P2
3- Đệm của van xả
4- Lò xo đóng van chính
5- Vít đặt áp suất đầu ra P2
6- Van xả tràn
7- Van chính

   Van điều chỉnh áp suất có tác dụng đảm bảo áp suất đầu ra không đổi trong điều kiện tải trọng của hệ thống thay đổi hoặc áp suất đầu vào biến đổi nhưng vần lớn hơn áp suất đặt ở đầu ra.
   Nguyên lý hoạt động của van như sau: Ở trạng thái bình thường khi áp suất đầu ra P2 bằng với áp suất đầu vào P1 thì van sẽ ở trạng thái cho khí nén đi từ của áp cao đến cửa áp thấp thông qua van chính (7). Nếu như vì một lí đo bất kỳ mà P2 tăng lên sẽ khiến áp suất tăng đấy đẩy đệm lò xo (3) nghiêng đi để một phần khí nén sẽ thoát qua khe (1) đi ra ngoài môi trường, đồng thời  lò xo đóng van (4) cũng sẽ nâng lên đẩy đệm đóng van chính lại qua đó ngăn không cho áp suất P2 tràn ngược lại về P1.

3.3.Van tra dầu bảo quản.

   Khí nén trong hệ thống đã được lọc sạch bụi bẩn và hơi nước, tuy nhiên do trong hệ thống có tồn tại những phần tử cơ khí khác nhau cân được tra dầu để chống mài mòn, giảm ma sát trong khi hoạt động nên dòng khí nén cần vận chuyển thêm một lượng hơi dầu có đột nhớt nhỏ để đẩm bảo sự hoạt động của các phần tử trên. Nguyên lý tra dầu được thực hiện như nguyên tắc cơ bản của ống Ventury.

Van tra dầu bảo quản

  

   Nguyên lý hoạt động của van tra dầu được mô tả như sau: khi luồng khí nén có áp suất chảy qua khe hẹp, nơi đặt miệng ống Venturi, áp suất trong ống tụt xuống mức chân không khiến cho dầu từ cốc được hút lên miệng ống và rơi xuống buồng dầu rồi bị luồng khí nén có tốc độ cao phân chia thành những hạt nhỏ như sương mù cuốn theo dòng khí nén bôi trơn, bảo quản các phần tử của hệ thống.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thiết bị xử lý khí nén, các bạn có thể xem thêm phần 1 tại đây

0 nhận xét:

Đăng nhận xét