Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Kiến thức cơ bản về thiết bị xử lý khí nén (P1)

     Kiến thức cơ bản về thiết bị xử lý khí nén (P1)


Thiết bị xử lý khí nén trong công nghiệp

                           
1.Những nguyên tắc chung về thiết bị xử lí khí nén.


   Khí nén thông trường trong hệ thống thường phải chịu nhiều loại cặn bẩn từ nhiều nguồn như: bụi bần trong không khí, hơi nước trong không khí, hơi dầu bôi trơn trong các thiết bị trong hệ thống, sự ô xi hóa không khí do quá trình nén gây ra… Tất cả những yếu tố trên khiến khí nén trong hệ thống sẽ lẫn phải nhiều tạp chất và nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì chúng sẽ gây hư hỏng cho hệ thống, thậm chí là phá hỏng cả dây chuyền. Chính vì vậy đối với một hệ thống khí nén bất kỳ ta luôn cần chuẩn bị thiết bị xử lí khí nén.

   Ta có thể tóm tắt các giai đoạn xử lí khí nén như sau:

Các giai đoạn xử lí khí nén trong công nghiệp

  -Lọc thô:  Đây là giai đoạn quan trọng trong xử lí khí nén. Khí nén được làm mát tạm thời rồi sau đó được tách chất bẩn, lọc bụi. Sau đó chúng được cho vào bình ngưng để tách nước.
  -Sấy khô: Với nhiều hệ thống thì đôi khi khí nén chỉ cần qua giai đoạn lọc thô là đã có thể xử dụng, tuy nhiên có nhiều hệ thống yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng làm việc của khí nén nên tùy theo các yêu cầu mà khí nén sẽ được sử lí khác nhau trong giai đoạn này.
  -Lọc tinh: cũng tương tự như trên, với các hệ thống điều khiển thì khí nén cần có chất lượng tiêu chuẩn và cần xử lí đặc biệt trước khi đưa vào hệ thống tùy theo những yêu cầu khác nhau.

   Ở đây ta có thế liệt kê ra các quá trình xử lí cũng như những ứng dụng của hệ thống khí nén tùy theo yêu cầu hệ thống.

Qúa trình xử lí và một số ứng dụng khí nén công nghiệp

     
2.Một số thiết bị xử lí khí nén thông dụng.

2.1. Bình ngưng tụ.

   Khí nén sau khi đi ra khỏi máy nén sẽ được dân vào bình ngưng tụ, được làm lạnh để sau đó tách nước và hơi nước đã ngưng tụ ra.

Bình ngưng tụ khí nén.

                         
   Ta có thể tóm tắt nguyên lỹ hoạt động của bình ngưng như sau: Nước làm lạnh được đưa vào (3), đi qua hệ thống ống dẫn nước làm lạnh (2) rồi sau đó đi ra ngoài qua cổng (6). Không khí nén từ máy nén khí đi vào (7), tiếp xúc với hệ thống ống nước làm lạnh nên nhiệt độ giảm đi nhiều khiến một phần lớn nước và hơi nước sẽ dần ngưng tụ lại ở bộ phận tách nước (5). Phần khí nén sau khi được tách nước và hơi nước sẽ thoát ra ngoài qua cổng (4).

2.2.Thiết bị sấy khô bằng quá trình vật lí.



   Nguyên lí hoạt động của thiết bị được tóm tắt như sau: Khí nén từ máy nén khí đi vào đường ống mang theo không khí nóng sẽ đi qua bộ phận trao đổi nhiệt và được làm làm bởi dòng khí nén đi ra có nhiệt độ thấp. Nhờ có vậy mà dòng khí nén đi vào được làm mát trong khi dòng khí đi ra được sưởi ấm. Một phần hơi nước từ dòng khí nén đi vào sẽ được ngưng tụ lại trong bình ngưng.

   Sau khi được làm lạnh sơ bộ, dòng khí nén tiếp tục đi vào các đường ống và tiến hành trao đổi nhiệt với chất làm lạnh trong thiết bị làm lạnh. Lúc này dòng khí nén được làm lạnh đến nhiệt độ hóa sương ( khoảng +20C), các giọt sương ngưng tụ tiếp tục rơi xuống bình ngưng thứ hai. Thiết bị ứng dụng công nghệ này làm việc chắc chắn, chi phí vận hành thấp.

2.3.Thiết bị sấy khô bằng quá trình hóa học.



   Khi xét về nguyên lí hoạt động ta có thể thấy: Khí nén ẩm từ máy nén khí sẽ đi vào (5), sau đó sẽ gặp tầng chất làm khô (3) thường là muối NaCl, sau khi tiến hành trao đổi chất sẽ làm cho phần hơi nước đọng lại ở (6) rồi sau đó thoát ra ngoài qua cổng (4). Phần không khí đã được tách hơi nước thì tiếp tục đi ra ngoài qua (1).
   Phương pháp này có chi phí vận hành cao, thường xuyên phải thay thế, bổ sung chất làm khô, tuy nhiên lắp đặt đơn giản, không yêu cầu nguồn năng lượng từ bên ngoài.

Các bạn có thể xem tiếp phần 2 về những kiến thức cơ bản của thiết bị xử lý khí nén tại đây.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét